14h -15h30 ngày 06/12/2013
Bác sỹ tham gia giao lưu:
1. ThS.BS. Nguyễn Thanh Hải Trưởng phòng Công tác xã hội - Số câu trả lời: 4
2. BS.CK1.Trần Đắc Nguyên Anh Phó khoa Cấp cứu - Số câu trả lời: 12
3. BS.CK2. Trương Anh Mậu Phó Khoa bỏng chỉnh hình - Số câu trả lời: 8
4. BS.CK2. Hoàng Nguyên Lộc Đang công tác tại khoa Hồi sức - Số câu trả lời: 8
9
Câu hỏi:
Họ tên: Kieu | Email: thukieuxxx@yahoo.com
14:56 06/12/2013
Trả lời:
Chào bạn,
Có thể thực hiện ngay các bước sau:
1.Đưa lên bờ, đặt trên mặt bằng.
2.Không có mạch cổ : xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
3.Kiểm tra thông đường thở: có thở không?
4. Hà hơi thổi ngạt
Nếu có 1 người cấp cứu: xoa bóp tim 30 lần, thổi ngạt 2 lần.;còn nếu có 2 người thì xoa tim 15 lần, thổi ngạt 2 lần,xen kẽ
BS.CK2. Hoàng Nguyên Lộc
10
Câu hỏi:
Họ tên: Trần Huy An | Email: tranhuyaxxx@gmail.com
14:55 06/12/2013
Trả lời:
Chào bạn,
Trẻ hay ho vào ban đêm và ho kéo dài thì bạn nên cho bé khám chuyên khoa hô hấp để xác định bé có bị suyễn hay không? Một số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn đặc biệt cũng bị ho kéo dài.
Thân mến
BS.CK1.Trần Đắc Nguyên Anh
11
Câu hỏi:
Những dầu hiệu cần đưa trẻ đi cấp cứu
Họ tên: Lan Anh | Email: laxxx@yahoo.com
14:55 06/12/2013
Trả lời:
Chào bạn,
Trẻ sơ sinh có rất nhiều bệnh và thường cần phải can thiệp ngay vì trẻ còn rất nhỏ và yếu. Tuy nhiên những triệu chứng thường gặp cần phải đi khám ngay:
- Co giật,
- Khó thở (thở rên, thở co lõm ngực, thở nhanh >60 lần/phút).
- Tím tái,
- Li bì,
- Bỏ bú,
- Sốt >38 độ
- Quấy khóc bất thường
BS.CK1.Trần Đắc Nguyên Anh
12
Câu hỏi:
Họ tên: Giang | Email: hoaigiangxxx@yahoo.com
14:55 06/12/2013
Trả lời:
Anh chị thân mến,
Nếu bé bị vế thương chảy máu nhiều, phải thực hiện những việc làm cần thiết sau đây:
- Nâng chỗ bị thương lên cao hơn những phần khác của cơ thể
- Đặt lên vết thương một miếng vải sạch và dùng gạc sạch đè lên băng mạnh để ép cầm máu
- Nếu máu cứ chảy thấm quanh băng thì băng tiếp một băng thứ hai lên băng thứ nhất và đè ép tiếp.
-Nếu máu tiếp tục chảy thì cần làm garot phía trên chỗ chảy máu. Lưu ý mổ garot mỗi 45 phút để tránh tình trạng thiếu máu nuôi mô.
- Khi máu đã cầm mà bé bị mệt lả thì cho bé uống thêm nước pha đường và chuyển bé đến cơ quan y tế gần nhất để được xử trí thêm.
Thân ái
BS.CK2. Trương Anh Mậu
13
Câu hỏi:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc
Họ tên: Trung | Email: johntxxx@gmail.com
14:47 06/12/2013
Trả lời:
Chào bạn,
Thức ăn gây ngộ độc thường là thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc chứa độc tố của vi khuẩn do đó tùy theo loại độc tố mà trẻ có những triệu chứng khác nhau và thời gian khởi phát cũng khác nhau (có thể từ 1 giờ đến 1-2 ngày). Các triệu chứng đó thường là:
- Đau bụng
- Nôn, buồn nôn
- Tiêu chảy
- Nhức đầu, chóng mặt
- Nặng hơn nữa có thể trụy tim mạch
Do đó, nếu trẻ đau bụng và buồn nôn sau khi ăn thức ăn nghi ngờ thì phải đi khám ngay.
Thân mến.
BS.CK1.Trần Đắc Nguyên Anh
14
Câu hỏi:
Họ tên: Huyền | Email: dieuhuxxx@ymail.com
14:47 06/12/2013
Trả lời:
Anh chị thân mến,
Khi bé bị vật sắc nhọn đâm trúng thì đầu tiên người nhà cần bình tĩnh, không làm bé sợ thêm. Người nhà trước tiên cần rút các vật sắc nhọn ra khỏi vết thương của bé, rửa vết thương dưới vòi nước chảy nhẹ để đẩy máu và các chất bẩn ra ngoài. Tiếp theo, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, rồi sát khuẩn vết thương bằng cồn hoặc các chất sát khuẩn có chưa có iốt ( Povidin, Betadine), bằng vết thường với gạc sạch. Sau đó, người nhà nên đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất để bác sĩ khám và xem có cần tiêm phòng uốn ván hay không, có cần khâu hay không, có cần sử dụng thuốc kháng sinh hay không.
Thân ái
BS.CK2. Trương Anh Mậu
15
Câu hỏi:
Họ tên: Tomy | Email: hoangxxx@yahoo.com
14:40 06/12/2013
Trả lời:
Chào bạn,
Nguyên nhân chính gây ngộ độc thức ăn cho trẻ là do thức ăn trẻ ăn vào không đảm bảo vệ sinh hoặc do trẻ hay ngậm những vật dụng đồ chơi.
Vì vậy để phòng ngừa ngộ độc thức ăn, trước tiên nên chọn nguồn thực phẩm hợp vệ sinh,thứ hai là quá trình chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, sau đó là bảo quản thức ăn thật tốt.
Vệ sinh thường xuyên vật dụng, môi trường xung quanh trẻ.
Một điều nữa rất quan trọng là người chăm sóc trực tiếp cho bé cũng phải thường xuyên rửa tay.
Chúc bạn chăm sóc con tốt
BS.CK2. Hoàng Nguyên Lộc
16
Câu hỏi:
Họ tên: Đinh thị tú trinh | Email: Dinhthitutrinh1xxx@gmail.com
14:40 06/12/2013
Trả lời:
Chào chị,
Trẻ 1 tháng 8 ngày tăng được 1kg là trẻ phát triển tốt.
Trẻ sơ sinh đôi lúc 2-3 ngày đi tiêu một lần là bình thường nếu phân không quá cứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng 3-4 ngày mới đi tiêu một lần kéo dài, bụng chướng, phân cứng, khó đi tiêu thì cần đi khám để xem trẻ có bị bệnh phình đại tràng hay không?
Tư thế bú đúng là mẹ ngồi cho bé bú, nếu tia sữa lớn thì có thể dùng tay kẹp núm vú lại để điều chỉnh tia sữa. Sặc sữa có thể gây nguy hiểm cho trẻ (do co thắt thanh môn, viêm phổi...)
Chúc chị và bé khỏe.
BS.CK1.Trần Đắc Nguyên Anh