14h -15h30 ngày 06/12/2013
Bác sỹ tham gia giao lưu:
1. ThS.BS. Nguyễn Thanh Hải Trưởng phòng Công tác xã hội - Số câu trả lời: 4
2. BS.CK1.Trần Đắc Nguyên Anh Phó khoa Cấp cứu - Số câu trả lời: 12
3. BS.CK2. Trương Anh Mậu Phó Khoa bỏng chỉnh hình - Số câu trả lời: 8
4. BS.CK2. Hoàng Nguyên Lộc Đang công tác tại khoa Hồi sức - Số câu trả lời: 8
17
Câu hỏi:
bé 2 tháng tuổi bú mẹ hay đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không bác sĩ??
Họ tên: Hiền Nguyễn | Email: tamvxxx@gmail.com
14:35 06/12/2013
Trả lời:
Chào chị,
Bé bú mẹ có thể không cần uống nước vì nước trong sữa mẹ đã đủ.
Trẻ bú mẹ đi tiêu một ngày 5-6 lần, phân hoa cà, hoa cải là bình thường (nếu bé tăng cân tốt), tuy nhiên cần vệ sinh sạch sẽ và giữ thoáng vùng hậu môn để tránh bị hăm.
Trẻ bị nổi mụt nhọt vùng cạnh hậu môn tái đi tái lại cần đi khám để xác định xem có bị dò hậu môn không để xử lý triệt để.
BS.CK1.Trần Đắc Nguyên Anh
18
Câu hỏi:
trẻ sơ sinh có vành tai không đều
Họ tên: Nguyễn Thị Minh Lý | Email: hoacodai.kxxx@gmail.com
14:34 06/12/2013
Trả lời:
Anh Chị thân mến
Theo thông tin anh chị cung cấp thì chúng tôi cho rằng con anh chị bị dị tật tai nhỏ. Dị tật tai có thể chỉ biểu hiện ở vành tai, ống tai hay phối hợp với không có tai giữa và tai trong. Cũng có thể đơn thuần ở tai hay kèm theo các dị tật ở các cơ quan khác. Dị tật tai nhỏ là một dị tật bẩm sinh do di truyền hay do mắc phải trong lúc mang thai, nguyên nhân do mẹ bị nhiễm siêu vi hay do một số thuốc mẹ dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ. Dị tật vành tai được chia làm 4 loại tùy theo mức độ teo một phần hay toàn phần:
- Loại 1: Vành tai nhỏ hơn bình thường
- Loại 2: Vành tai nhỏ kèm theo thiếu một phần của vành tai hoặc một cấu trúc của vành tai.
- Loại 3: Vành tai chỉ là một nhúm thịt.
- Loại 4: Trẻ không có vành tai, xương chũm không phát triển.
Việc điều trị dị tật này khá phức tạp, cần khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có hướng xử trí thích hợp. Do đó, anh chị nên đưa bé đến phòng khám tai-mũi-họng bệnh viện Nhi Đồng 2 để được tư vấn thêm.
Thân ái
BS.CK2. Trương Anh Mậu
19
Câu hỏi:
Họ tên: Minh Thông | Email: thxxx@gmail.com
14:29 06/12/2013
Trả lời:
Chào bạn ,
Bạn biết rằng khẩu phần ăn trẻ cần đầy đủ Đường, Đạm, Béo, vitamine và khoáng chất. Các thành phần này phải cỏ tỷ lệ thích hợp. Nếu cơ thể trẻ tiếp nhận quá nhiều đạm sẽ gây mất cân bằng trong dinh dưỡng, bên cạnh đó sẽ gây hại cho thận trẻ.
Để phòng ngừa ngộ độc thức ăn, trước tiên nên chọn nguồn thực phẩm hợp vệ sinh,thứ hai là quá trình chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, sau đó là bảo quản thức ăn thật tốt.
Còn loại thức ăn nào phù hợp cho trẻ thì bạn có thể tư vấn bác sĩ dinh dưỡng vì mỗi trẻ có cơ thể dung nạp từng loại thực phẩm khác nhau.
Một điều nữa rất quan trọng là người chăm sóc trực tiếp cho bé cũng phải thường xuyên rửa tay.
Chúc bạn chăm sóc con tốt
BS.CK2. Hoàng Nguyên Lộc
20
Câu hỏi:
Họ tên: Thanh | Email: thanhxxx@gmail.com
14:26 06/12/2013
Trả lời:
Anh chị thân mến,
Đối với mọi trường hợp bỏng, người nhà nên bình tĩnh, không bôi thêm bất cứ thứ gì như giấm, nước mắm, kem đánh răng vào vết bỏng, mà nên rửa dưới vòi nước lạnh chảy nhẹ để làm giảm nhiệt độ, trôi hết các hóa chất, dị vật trên da nếu có. Sau đó, băng gạc sạch và chuyển lên trung tâm y tế gần nhất.
Người nhà thì có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau không kê toa paracetamol ( biệt dược là Efferalgan, Hapacol) với liểu 10-15mg/kg/lần dạng uống hoặc dạng nhét hậu môn trước khi đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để giảm đau cho bé. VD 1 bé 10kg thì sẽ uống gói giảm đau 150mg hoặc nhét thuốc hậu môn viên 150mg.
Ngoài ra 1 số thuốc thoa bỏng như dầu mù u, Biafine, Silverin cũng có tác dụng tốt chống mất nước cho vết phỏng, có thể sử dụng nhanh tại chỗ.
Thân mến
BS.CK2. Trương Anh Mậu
21
Câu hỏi:
Họ tên: Binh minh | Email: mxxx@gmail.com
14:18 06/12/2013
Trả lời:
Chào bạn,
Khi bị rắn cắn trước tiên cần:
- Trấn an nạn nhân,
- Băng ép nơi bị cắn bằng băng thun (nếu vị trí cắn cho phép: tay, chân...), không làm garo chi bị cắn, cố gắng bất động chi bị cắn,
- Nhanh chóng mang nạn nhân đến cơ sở y tế.
- Nếu được mang theo cả con rắn đã cắn nạn nhân đến để giúp Bác sĩ xác định được loại rắn và có hướng điều trị dễ dàng hơn.
BS.CK1.Trần Đắc Nguyên Anh
22
Câu hỏi:
Họ tên: Trang | Email: giadxxx@yahoo.com
14:09 06/12/2013
Trả lời:
Anh chị thân mến,
Đối với 1 chấn thương đầu ở trẻ con thì cần chú ý các điểm sau trong vòng 24-48 tiếng:
* Tình trạng lúc tỉnh lúc mê.
* Ngủ mê kêu không thức dậy.
* Nhức đầu dữ dội.
* Lỗ tai hoặc lỗ mũi chảy nước trong.
* Ói mửa nhiều lần.
* Co giật tay chân.
* Sưng lớn nơi da đầu.
Con anh chị té đã 3 ngày mà vẫn chơi, có nghĩa là tỉnh táo thì cha mẹ có thể tiếp tục theo dõi bé tại nhà bé tại nhà nhưng cần theo dõi chặt chẽ và cho bé đến khám lại nếu có các triệu chứng kể trên. Việc chụp XQ bây giờ không còn mang nhiều ý nghĩa nữa và thông thường bé dưới 2 tuổi bác sĩ sẽ cho chỉ định siêu âm xuyên thóp để phát hiện bất thường.
Thâ mến
BS.CK2. Trương Anh Mậu
23
Câu hỏi:
Họ tên: đặng thị xuân | Email: tieuxuaxxx@yahoo.com
14:08 06/12/2013
Trả lời:
Chào bạn,
Da trẻ nhũ nhi rất non nớt và nhạy cảm với môi trường bên ngoài, nhất là bị ẩm. Viêm da kẻ hay hăm da thường gặp ở các nếp da cổ, khuỷu tay chân, bẹn,..Nếu tình trạng da hiện tại chỉ hơi đỏ bạn không nên bôi xanh methylen, chỉ nên bôi các thuốc làm dịu da. Để phòng bệnh bạn nên giữ cho da vùng cổ được khô ráo, thoáng, nhất là không nên dùng phấn rơm.
Thân chào
ThS.BS. Nguyễn Thanh Hải
24
Câu hỏi:
Nổ hạch ở nách trẻ 2,5 tháng tuổi?
Họ tên: bùi thị phương diễm | Email: diemthanhbinh1xxx@yahoo.com.vn
14:08 06/12/2013
Trả lời:
Chào chị,
Bé của chị nổi hạch ở nách sau khi chích ngừa lao, khả năng cao là hạch viêm phản ứng sau chích ngừa lao. Chị nên mang bé đến bệnh viện khám để xác định rõ. Nếu là phản ứng do chích ngừa lao Bác sĩ sẽ tư vấn cho chị có nên rạch lấy hạch lao hay không và thời điểm rạch thích hợp tùy theo tình trạng của hạch.
Thân mến.
BS.CK1.Trần Đắc Nguyên Anh