14h-15h30 ngày 17/10/2014
Bác sỹ tham gia giao lưu:
1. ThS.BS. Nguyễn Thanh Hải Trưởng phòng Công tác xã hội - Số câu trả lời: 0
2. BS.CK2. Đỗ Châu Việt Trưởng khoa Nhiễm - Số câu trả lời: 8
3. BS.CK2. Nguyễn Thị Thanh Trưởng khoa Dịch vụ 1 - Số câu trả lời: 5
4. BS.CK2. Trịnh Hữu Tùng Giám Đốc Bệnh Viện - Số câu trả lời: 4
1
Câu hỏi:
Họ tên: Nguyễn thanh vũ | Email: thanhvu.dhsxxx@gmail.com
15:01 17/10/2014
Trả lời:
Chào bạn,
Trẻ đang trong độ tuổi bệnh Tay chân miệng. Bệnh xảy ra trong 3 ngày, có vết loét trong miệng và sốt cao là không thể không nghĩ đến bệnh tay chân miệng. Bạn cần theo dõi sát cho bé các dấu hiệu sốt cao liên tục khó hạ, giật mình, run chi, nôn ói, ... Nên cho trẻ đến khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nêu trên để điều trị kịp thời.
Thân.
BS.CK2. Đỗ Châu Việt
2
Câu hỏi:
Họ tên: Đỗ Hoàng Anh Thư | Email: thudohoanganh0xxx@yahoo.com
15:01 17/10/2014
Trả lời:
Chào bạn!
Tính đến thời điểm này, trên Thế giới cũng như tại VN vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và phòng ngừa đối với bệnh TCM
Khi bị bệnh TCM có biến chứng nặng về Thần kinh, Tim mạch,.. điều trị chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và biến chứng (hạ sốt, chống co giật, vận mạch, hỗ trợ hô hấp bằng máy giúp thở, lọc máu liên tục,..). Bn có thể được chỉ định dùng Gamma Globulin người để truyền tĩnh mạch, nhằm trung hòa các độc chất (cytokin)
Còn về Vaccin phòng ngừa bệnh TCM đang được một số nước nghiên cứu, vẫn chưa được công nhận hiệu quả và công bố
Thân ái!
BS.CK2. Trịnh Hữu Tùng
3
Câu hỏi:
Họ tên: Trang Thanh | Email: damdocvxxx@gmail.com
14:51 17/10/2014
Trả lời:
Chào bạn,
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng rất dễ phát hiện: trẻ loét miệng, chảy nước bọt do đau không nuốt được, nồi hồng ban bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối, ...Trẻ có thể kèm sốt hoặc không. nếu trẻ sốt cao liên tục và uống thuốc không hạ, giật mình, run chi, nôn ói nhiều, lạnh tay chân, mạch nhanh, thở nhanh là trẻ đang có nguy cơ biến chứng. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay khi có các biến chứng này.
Bệnh do siêu vi gây ra nên không có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng: hạ nhiệt, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng...
Đường lây truyền bệnh xin xem các câu trả lời trên
Thân.
BS.CK2. Đỗ Châu Việt
4
Câu hỏi:
Họ tên: Nguyễn Mạnh Tường | Email: manhtung9xxx@gmail.com
14:51 17/10/2014
Trả lời:
Chào bạn,
Nếu trong nhà có người bị bệnh Tay chân miệng thì cần tránh tiếp xúc, không được dùng chung vật dụng nhất là đối với trẻ nhỏ khả năng bị bệnh sau khi tiếp xúc cao. Đối với người lớn có thể phát ban sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên chưa có trường hợp nào ghi nhận nặng ở người lớn cần phải nhập viện, người lớn có thể là mầm bệnh lây lan cho trẻ khác.
Thân mến.
BS.CK2. Nguyễn Thị Thanh
5
Câu hỏi:
Họ tên: Đỗ Thị Kim Ngân | Email: nganvungtaubexxx@gmail.com
14:36 17/10/2014
Trả lời:
Chào bạn,
Bạn vui lòng xem lại các câu trả lời trên về đường lây truyền của bệnh Tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm tại hồ bơi là có. Đi bơi là có lợi cho sức khỏe, cần tiếp tục duy trì và vệ sinh tai mũi họng thật kỹ sau khi bơi. Con bạn nằm trong nhóm tuổi ít nguy cơ hơn và trẻ lớn có sức đề kháng tốt hơn trẻ nhỏ. Bệnh tay chân miệng chỉ nặng khi có biến chứng, tì lệ biến chứng thấp nên chúng ta cũng đừng quá lo sợ gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, xã hội, kinh tế ...
Thân.
BS.CK2. Đỗ Châu Việt
6
Câu hỏi:
Thuốc ngừa bệnh tay chân miệng
Họ tên: Ngô Thảo Vân | Email: thaovandethuxxx@yahoo.com
14:36 17/10/2014
Trả lời:
Chào bạn,
Hiện tại không có thuốc ngừa bệnh Tay Chân Miệng. Phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng bằng cách rửa tay sạch sẽ và vệ sinh vật dụng cẩn thận khi có người bị Tay Chân Miệng. Ngoài ra tùy sức đề kháng của từng trẻ, không phải trẻ nào tiếp xúc cũng bị lây nhiễm. Cách đề phòng tốt nhất là cách ly trẻ bệnh, trẻ không bệnh, nên theo dõi những triệu chứng như sốt, hồng ban, lở miệng...trong vòng một tuần.
Thân mến.
BS.CK2. Nguyễn Thị Thanh
7
Câu hỏi:
Họ tên: Lưu hoàng giang | Email: gianghoangxxx@gmail.com
14:34 17/10/2014
Trả lời:
Chào bạn!
Sưng đỏ bàn chân có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh chứ không phải chỉ của bệnh TCM, có thê là viêm tấy mô tế bào bàn chân, ..do đó có thể làm trẻ đau nhức nên la hét, khó ngủ...Và ở trẻ bị bệnh TCM cũng có thể có sốt hay không sốt
Do đó không thể nói là trẻ có bị hay không bị TCM nếu không được khám.
Bạn nên cho bé đến BV chuyên khoa nhi để được các BS thăm khám để có chẩn đoán chính xác
Thân ái!
BS.CK2. Trịnh Hữu Tùng
8
Câu hỏi:
Họ tên: Trần Đức Quỳnh | Email: quynhductran1xxx@yahoo.com
14:26 17/10/2014
Trả lời:
Chào bạn,
Tay chân miệng lây qua việc tiếp xúc trực tiếp từ các chất tiết của đường tiêu hóa, từ bóng nước hoặc gián tiếp qua các vật dụng hàng ngày (tay nắm cửa, đồ chơi, ...), bề mặt (bản ghế, ...). Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa.
Phòng ngừa hiện tại là cách ly trẻ bệnh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Thân.
BS.CK2. Đỗ Châu Việt