Bác sỹ tham gia giao lưu:
1. BS CK II Nguyễn Thị Út Đang công tác tại khoa Dịch Vụ 3 - Số câu trả lời: 10
2. BS.Trần Thị Thúy (hình cũ) Đang công tác tại Khoa Nhiễm - Số câu trả lời: 13
3. BS.CK1 Đinh Thị Cẩm Nhung Đang công tác tại Khoa Nhiễm - Số câu trả lời: 11
1
Câu hỏi:
Họ tên: admin | Email: thxxx@yahoo.com
11:29 27/04/2011
Trả lời:
Cháu đã bị TCM rồi nhưng nếu tiếp cxu1c với nguồn lây thì vẫn có khả năng mắc bệnh lại. Bệnh thủy đậu biểu hiện bằng những bóng nước hay mụn nước trên nền hồng ban, có thể gây ngứa nên bạn có thể dùng kèm thêm pheramine hoặc si rô phenergan để làm giảm triệu chứng ngứa cho bé.
BS.Trần Thị Thúy (hình cũ)
2
Trả lời:
Bệnh TCM có 2 đỉnh dịch : tháng 3,4,5 và tháng 9,10,11. Vậy bệnh TCM có thể xảy ra cả mùa nắng và mùa mưa.
BS.Trần Thị Thúy (hình cũ)
3
Trả lời:
Bệnh TCM lây qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thức ăn bị nhiễm bệnh và không tạo nên miễn dịch suốt đời. Do đó khi dã mắc bệnh rồi vẫn có khả năng bị bệnh lại nếu tiếp xúc với nguồn lây.
BS.Trần Thị Thúy (hình cũ)
4
Câu hỏi:
Họ tên: admin | Email: thxxx@yahoo.com
11:24 27/04/2011
Trả lời:
Xin cám ơn bạn. Bệnh TCM do nhóm virus đường ruột gây ra trong đó có nhiều type khác nhau : coxsackie thường gây bệnh cảnh nhẹ nhưng biểu hiện ngoài da rầm rộ với nhiều mụn nước trong khi EV 71 thường thường gây bệnh cảnh nặng với những biến chứng thần kinh tim mạch nhưng biểu hiện ngoài da thì lại ít. Nếu con bạn mắc bệnh TCM và không có biểu hiện giật mình, ru chi, sốt cao khó hạ, ói nhiều… thì bạn có thể giữ cháu để chăm sóc tại nhà và cho bé uống thuốc hạ sốt, ăn uống thức ăn lỏng, vệ sinh thân thể cho cháu.
Nếu bé sốt cao liên tục và có biểu hiện giật mình, run chi, đi đứng loạng choạng, sốt cao khó hạ thì bạn nên đưa cháu đến khám tại cơ sở y tế.
BS.Trần Thị Thúy (hình cũ)
5
Trả lời:
Phòng ngừa:
- Lây qua đường phân,miệng,tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị TCM
- Lây gián tiếp qua vật dụng có nhiễm virus : đồ chơi, sàn nhà, vật dụng ăn uống.
Biện pháp phòng ngừa:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi ăn nấu ăn và sau khi đi tiêu.
- Rửa các dụng cụ vật dụng, đồ chơi bằng nước xà phòng hoặc khử trùng bằng cloramin B 5%
- Chưa có thui61c phòng ngừa bệnh TCM
BS.CK1 Đinh Thị Cẩm Nhung
6
Trả lời:
- Rửa tay thường xuyên dưới vòi nước bằng xà phòng
- Rửa vật dụng trong nhà, đồ chơi bằng nước xà phòng hoặc dung dịch sát trùng
BS.CK1 Đinh Thị Cẩm Nhung
7
Trả lời:
Chào bạn.Trẻ bệnh tay chân miệng, khi các bóng nước ở miệng vỡ tạo loét miệng nên trẻ rất đau khi ăn uống và bị tăng tiết nước bọt. Trong giai đoạn này nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng, nhuyễn, dễ tiêu. Nên cho trẻ uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
BS CK II Nguyễn Thị Út
8
Câu hỏi:
Họ tên: admin | Email: thxxx@yahoo.com
11:17 27/04/2011
Trả lời:
Sốt cao là biểu hiện của nhiệu bệnh khác nhau trong đó có bệnh TCM. Chị cần theo dõi sát bé để phát hiện thêm những triệu chứng kèm theo như là hồng ban, mụn nước ở bàn aty, bàn chân, lỡ miệng… hay là giật mình run chi … hoặc ói nhiều để đưa bé trở lại tái khám ngay.
BS.Trần Thị Thúy (hình cũ)