14h - 15h30 ngày 19/11/2019
Bác sỹ tham gia giao lưu:
1. TS.BS Phạm Ngọc Thạch Phó Giám Đốc - BV NĐ2 - Số câu trả lời: 10
2. BS.CK2. Trương Anh Mậu Phó Khoa bỏng chỉnh hình - Số câu trả lời: 6
3. TS.BS. Trần Thanh Trí Trưởng Khoa Ngoại Tổng Hợp - Số câu trả lời: 6
4. BS Nguyễn Hiền Khoa Ngoại Tổng Hợp - Số câu trả lời: 6
5. BS Lê Quang Mỹ Khoa Ngoại Thần Kinh - Số câu trả lời: 6
1
Câu hỏi:
Họ tên: Trần Thọ Quang | Email: quangtraxxx@yahoo.com
13:45 19/11/2019
Trả lời:
Chào Anh Chị,
Hội chứng Apert là hội chứng bất thường nhiễm sắc thể, biểu hiện bởi dính khớp sọ, dính ngón tay chân, hẹp đường thở... Đây là bệnh lý nặng, không thể chữa hết hoàn toàn. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể giúp ích để chỉnh hình hộp sọ, chỉnh hình ngón chân, ngón tay, qua đó giúp bệnh nhi có cuộc sống tốt hơn.
Những trường hợp biểu hiện dính khớp sọ, không được điều trị, sẽ gây tổn thương thần kinh về lâu dài. Những trường hợp hẹp đường thở trẻ có thể bị suy hô hấp, ngưng thở nhất là lúc ngủ hoặc những đợt nhiễm tùng đường hô hấp.
Trân trọng
BS Lê Quang Mỹ
2
Câu hỏi:
Họ tên: Nguyễn Tiến Dũng | Email: ntiendung1xxx@gmail.com
13:42 19/11/2019
Trả lời:
chào bạn
thoát vị bẹn ờ trẻ em là do tồn tại ống phúc tinh mạc thông từ ổ bụng đến bẹn, bìu
thường không ảnh hưởng đến tiêu hoá, tuy nhiên nếu thoát vị bẹn nghẹt, kẹt, ruột chui vào lỗ thoát vị
sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá gây tắc nghẽn đường ruột, nếu thoát vị bẹn nghẹt không được phẫu thuật kịp thời có thể gây hoại tử ruột, tạng thoát vị, nguy hiểm cho trẻ.
BS Nguyễn Hiền
3
Câu hỏi:
Họ tên: Nguyễn Nhã Uyên | Email: nhauxxx@gmail.com
13:41 19/11/2019
Trả lời:
U bạch mạch là tổn thương lành tính thường gặp ở vùng đầu - cổ, nhất là ở các trẻ nhỏ, là một dị dạng bẩm sinh của mạch bạch huyết. Trước đây, để điều trị căn bệnh này, các bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u nhưng tỷ lệ tái phát cao và nhiều bệnh nhi phải mổ lại nhiều lần. Hiện nay, bệnh viện Nhi Đồng 2 áp dụng cách tiêm thuốc Bleomycin vào u nhằm gây xơ hóa u. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào dạng của u mà kết quả có khác nhau. Đối với các u bạch mạch dạng macro (một khối to) thì đáp ứng sẽ tốt, còn các u dạng micro ( nhiều u nhỏ) thì kết quả sẽ kém hơn. không rõ con anh chị u bạch mạch thuộc dạng nào nên cũng khó trả lời tại sao tiêm 4 lần mà u vẫn còn. Do đó, nếu được, anh chị vui lòng cho đưa bé đến khám tại BV Nhi Đồng 2 vào buổi sáng thứ 4 phòng 11 gặp bs Mậu tại khu khám Lý Tự Trọng sẽ trao đổi rõ hơn.
BS.CK2. Trương Anh Mậu
4
Câu hỏi:
Họ tên: Pham Truong | Email: phamtruonxxx@yahoo.com
13:37 19/11/2019
Trả lời:
Chào gia đình,
Dị tật lỗ tiểu thấp hoàn toàn có thể điều trị được. Bé có thể được phẫu thuật từ 6 tháng tuổi trở lên.
Chúc bé mau khỏe.
TS Phạm Ngọc Thạch
TS.BS Phạm Ngọc Thạch
5
Câu hỏi:
Họ tên: dam quan | Email: damqxxx@gmail.com
13:34 19/11/2019
Trả lời:
Thân chào anh/chị,
BS.CK2. Trương Anh Mậu
6
Câu hỏi:
Họ tên: Thy Thy | Email: thyxxx@gmail.com
13:31 19/11/2019
Trả lời:
U máu là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu. Tựu chung đây là một loại bướu lành tính, ít ảnh hưởng tới tính mạng nhưng vẫn có những trường hợp u ở vị trí nguy hiểm như hầu họng, lưỡi, trung thất thì mức độ nguy hiểm vẫn có. Ngoài ra, y học còn phân biệt các dạng u máu như sau:
BS.CK2. Trương Anh Mậu
7
Câu hỏi:
Họ tên: Nguyễn Thụy Yên | Email: thuyxxx@gmail.com
13:31 19/11/2019
Trả lời:
Chào bạn,
Bé có 1 thận có thể sống bình thường như các trẻ khác. Tuy nhiên cần lưu ý tránh các thể thao bạo lực cũng như lưu ý các nhân viên viên y tế khi thăm khám hoặc nhập viện.
Chúc gia đình luôn khỏe!
TS Phạm Ngọc Thạch
TS.BS Phạm Ngọc Thạch
8
Câu hỏi:
Còn ống động mạch đã phẫu thuật
Họ tên: Út Hằng | Email: uthxxx@gmail.com
13:31 19/11/2019
Trả lời:
Chào anh (chị).,
Còn ống động mạch là dị dạng tim mạch là dị tật khá thường gặp và đa số các trường hợp được phẫu thuật cột (cắt) ống động mạch hoặc thông tim đặt dụng cụ bít ống động mạch. Việc điều trị phẫu thuật thường chỉ cần 1 lần và cho kết quả tốt về lâu dài nhé anh (chị). Chúc cháu luôn khỏe và cả nhà an yên nhé!
TS.BS. Trần Thanh Trí