9
Câu hỏi:
Họ tên: Lê Thị Thuỳ Dung | Email: lethithuydung291xxx@gmail.com
13:27 19/11/2019
Trả lời:
Chào Chị,
Cảm ơn Chị đã đặt câu hỏi. Dị tật cột sống chẻ đôi là một bệnh lý khá thường gặp ở trẻ em. Đầu tiên trẻ cần được thăm khám, chụp MRI cột sống để xác định thể bệnh cũng như mức độ bệnh. Dựa vào đó, các bác sỹ sẽ chọn lựa cách thức can thiệp thích hợp.
Đối với trường hợp của cháu đã được phẫu thuật, đã có những biến dạng về chân, đường tiết niệu, hiện tại phẫu thuật không thể phục hồi được các khiếm khuyết này. Tuy nhiên, việc thăm khám tại các chuyên khoa có liên quan sẽ giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống của cháu sau này.
Rất mong được gặp gia đình tại phòng khám ngoại thần kinh bệnh viện Nhi đồng 2 để được tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng.
BS Lê Quang Mỹ
10
Câu hỏi:
Họ tên: Hoàng Phương Thảo | Email: hoangphuongtxxx@gmail.com
13:27 19/11/2019
Trả lời:
Xin chào anh (chị),
Câu hỏi tương tự như câu hỏi của anh chị đã được BS Trí trả lời trong cùng buổi giao lưu này.
Mong cháu mau được phẫu thuật và mong cả nhà vui nhé
BS Trần Thanh Trí
TS.BS. Trần Thanh Trí
11
Câu hỏi:
Họ tên: Huỳnh Phương Nga | Email: NPHuynh140xxx@gmail.com
13:27 19/11/2019
Trả lời:
Chào Anh Chị,
Xin chia sẻ cùng mất mát của gia đình về trường hợp của cháu. Xuất huyết não do vỡ phình mạch máu não ở trẻ em là một bệnh lý thần kinh rất nặng, còn gọi là tai biến mạch máu não. Đây là một bệnh lý diễn tiến rất âm thầm và khó nhận biết. Một số bệnh nhi có biểu hiện đau đầu kéo dài, co giật hoặc yếu liệt...một số vô tình được phát hiện bệnh sau khi bị té hoặc tai nạn.
Hầu hết các trường hợp đến với bệnh viện Nhi đồng 2 đều diễn ra đột ngột với bệnh cảnh hôn mê sâu do phình mạch vỡ.
Rất cảm ơn câu hỏi của gia đình.
Trân trọng
BS Lê Quang Mỹ
12
Câu hỏi:
Họ tên: Lệ Chi | Email: chinguyen0xxx@yahoo.com
13:27 19/11/2019
Trả lời:
Chào Chị,
Não úng thủy hay còn gọi đầu nước là bệnh lý phẫu thuật thần kinh thường gặp nhất. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở các trẻ nhỏ là đầu to và chậm phát triển tâm thần, vận động.
Não úng thủy là bệnh lý có thể điều trị được bằng phẫu thuật. Hiện tại có 2 phương pháp chính là phẫu thuật nội soi não thất và phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất màng bụng. Bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong những trung tâm tiếp nhận và điều trị rất nhiều bệnh lý não úng thủy mỗi năm.
Một số trường hợp não úng thủy quá nặng với vòng đầu rất to, phẫu thuật không giúp ích được nhiều. Gia đình nên đưa cháu tới thăm khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 để được thăm khám cụ thể hơn.
Trân trọng!
BS Lê Quang Mỹ
13
Câu hỏi:
Họ tên: Tuyết Nhi | Email: tuyetnhiquxxx@gmail.com
13:25 19/11/2019
Trả lời:
Chào Chị,
Biểu hiện sớm của u não thường là đau đầu, đặc biệt là buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, đau từng cơn. Ngoài ra bệnh nhi còn có biểu hiện nôn ói, hoặc các dấu hiệu thần kinh khác như: yếu tay chân, méo miệng, mờ mắt, dáng đi bất thường, động kinh...
Khi nghi ngờ bệnh, bệnh nhi cần được các bác sỹ phẫu thuật thần kinh thăm khám và chụp hình não bộ: CT scan hoặc MRI để xác định.
Khi đã xác định bệnh, phương pháp điều trị đầu tiên trong các trường hợp là phẫu thuật, bên cạnh các liệu pháp điều trị kết hợp như hóa trị, xạ trị.
Trân trọng
BS Lê Quang Mỹ
14
Trả lời:
Xin chảo anh (chị),
Thoát vị bẹn ở trẻ em là do tồn tại ống phúc tinh mạc hay nói nôm na dễ hiểu hơn là 1 túi thông từ bụng xuống bìu dái. Lẽ ra túi (ống) này bít dính lại như mọi trẻ khác, thì tùi này lại không nên các tạng di động trong ổ bụng có thể di chuyển xuống bìu và gây ảnh hưởng cuộc sống của trẻ cũng như sự phát triễn của tinh hoàn. Vì vậy, thoát vị bẹn ở trẻ em sã được hẹn mổ khi có chẩn đoán. Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn là phẫu thuật đơn giản và "sạch". Việc chăm sóc đơn giản là để yên băng vô trùng cho đến ngày tái khám, nếu băng bong ra thì thay bằng băng khác. Thoát vị bẹn sau khi mổ rất hiếm khi tái phát nhé anh (chị)! Chúc cả nhà vui và cháu mau hồi phục.
TS.BS. Trần Thanh Trí
15
Câu hỏi:
Họ tên: Nguyễn thị yên | Email: thuyyenxxx@gmail.com
13:22 19/11/2019
Trả lời:
Chào bạn,
Bé có bẩm sinh 1 thận và nang bàng quang nếu không có biến chứng gì có thể sống bình yên, tuy nhiên gia đình nên cho bé thỉnh thoảng tái khám 3 tháng rồi 6 tháng, rồi 1 năm , 3 năm... vớ thời gian dãn dần.
Chúc gia đình luôn khỏe!
TS Phạm Ngọc Thạch
TS.BS Phạm Ngọc Thạch
16
Câu hỏi:
Họ tên: Phuong Trang | Email: phuongtrxxx@gmail.com
13:22 19/11/2019
Trả lời:
chào bạn
hẹp da qui đầu ở trẻ nhỏ đa số là hẹp da qui đầu sinh lý, theo phát đồ điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 bé có thể cắt da qui đầu khi sau 3 tuổi nếu bé còn hẹp da qui đầu không đáp ứng với điều trị nội, nong da qui đầu hoặc hẹp da qui đầu xơ chai
bạn nên đưa bé đến khám tại bệnh viện nhi đồng để được khám và đều trị sớm
TS.BS. Trần Thanh Trí